Đông Nam Á: Ngọa Hổ Tàng Long 27/08/2013
Với mức tăng trưởng trung bình hàng năm hơn 5%, những quốc gia trong khu vực năng động này đang đại diện cho một đầu mối kinh tế thương mại vươn lên không ngừng mặc cho những thách thức từ cơ sở hạ tầng kém và luật lệ khắt khe.
Gồm 11 quốc gia nằm trải dài từ phía Đông Ấn Độ đến Trung Quốc, vùng Đông Nam Á nhìn chung được chia thành 2 vùng lục địa và các đảo. Những quốc gia này nằm trong một vùng với sức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.
Tổng sản lượng GDP của toàn vùng Đông Nam Á là 1,9 nghìn tỷ USD; dân số khoảng gần 600 triệu người; mức thu nhập bình quân trên mỗi đầu người tương đương với mức ở Trung Quốc.
Trong thập niên vừa qua, những quốc gia trong vùng đã đạt mức tăng trưởng hơn 5%/năm. Nếu coi đây là một quốc gia, nó sẽ có một nền kinh tế đứng thứ 9 trên thế giới. Nó cũng là một vùng có nền thương mại độc lập nhất, với tỷ lệ cán cân thương mại trên GDP vượt 150%.
Lượng hàng nhập khẩu từ Đông Nam Á vào Hoa Kỳ từ vài năm gần đây đã tăng khá đều đặn. Phần lớn lưu lượng nhập khẩu đến từ Malaysia và Thái lan, nhưng sau đó VN đã nhanh chóng bắt kịp. Toàn vùng đã có một sự tăng trưởng đáng kể về nhập khẩu trong quý 3.2012, tăng 1,3% so với năm 2011.
“Hoạt động thương mại gia tăng đáng kể ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở VN. Từ khi giá nhân công tăng ở Trung Quốc, các công ty đã quay sang các nước lân cận để thực hiện các đơn hàng của họ”, ông Paul Rasmussen, CEO của công ty Zepol cho biết.
Tất cả 11 quốc gia Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - một tổ chức với 45 năm tuổi đời với mục đích quảng bá hội nhập kinh tế, hướng đến tạo một Cộng đồng kinh tế trước năm 2015 - một thị trường duy nhất về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và nhân công có tay nghề cao.
THÁCH THỨC TỪ CƠ SỞ HẠ TẦNG
Trong thập niên 90, Đông Nam Á là nơi tập trung vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng của thế giới. Nhưng từ sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, mọi thứ đã suy giảm đáng kể. Và bây giờ, mặc cho những tăng trưởng về kinh tế, châu Á vẫn đang vùng vẫy trong sự thiếu hụt này.
Theo Nicolas Lord trong bài viết đăng trên tạp chí Emerging Markets “Điện, nước và hệ thống giao thông đang vất vả để theo kịp mức tăng trưởng vượt bậc của GDP, sản phẩm, và tiêu thụ trong thập kỷ vừa qua”.
Kể từ lúc khủng hoảng tài chính châu Á, các nhà nước đã cố gắng thỏa mãn các nhu cầu về cơ sở hạ tầng trong vùng, theo ông Lord: “Nhưng nhu cầu ngày càng lớn, và yêu cầu về chất lượng cũng tăng. Đầu tư về hạ tầng cơ sở ở châu Á đang trải qua những thay đổi sâu sắc”.
Nhiều chính phủ đã chủ động tìm kiếm sự tham gia từ phía tư nhân. Theo Công ty Tư vấn toàn cầu Mc Kinsey, trong vòng 10 năm tới, 1.000 tỷ USD trong các kế hoạch trị giá 8.000 tỷ USD sẽ được các nhà đầu tư tư nhân sử dụng trong mối liên hệ nhà nước-tư nhân.
Tuy nhiên những rủi ro thông thường - giá vận tải quá cao, xe cộ ùn tắc, hiệu quả kém của vận tải đường không - sẽ là những yếu tố làm giảm đi hiệu quả tối đa của nguồn vốn từ tư nhân trong vùng.
HƯỚNG VỀ PHÍA TRƯỚC
Khi Đông Nam Á đang trải qua một sự tăng trưởng đáng kể trong 10 năm gần đây, vùng này vẫn đang đứng tại một “ngã tư đường”. Theo một báo cáo từ một công ty tư vấn mang tên Accenture, sự tăng trưởng của nó tùy thuộc vào sự hợp tác và hội nhập trong vùng theo các chính sách định hướng và việc can thiệp mang tính định hướng thị trường từ phía các doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh ra ngoài biên giới quốc gia.
“Những chỉ số đầu tiên cho thấy một sự tăng trưởng về GDP ổn định và đầy hứa hẹn, một thị trường tiêu thụ lâu dài, một lực lượng nhân công lớn, thêm vào đó là một nền kinh tế chung ổn định và những chuyển đổi thị trường giữa các nền kinh tế… nếu đi đúng hướng, vùng này sẽ trở thành một trung tâm kinh tế với sức mạnh khủng khiếp trước 2020.
NHẬP KHẨU VÀO HOA KỲ TỪ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Từ 2009, nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ các nước Đông Nam Á đã tăng hàng năm, và năm 2012 đã được mong đợi là tiếp tục khuynh hướng này. Những nước Đông Nam Á có mức nhập khẩu hàng đầu vào Hoa Kỳ là Malaysia và Thái Lan; tuy nhiên VN hiện đang được xem là có sức tăng trưởng mạnh nhất.
SINGAPORE
Singapore mới vừa được xếp hạng thứ nhất về đầu mối logistics trong tổng số 155 quốc gia toàn cầu theo chỉ số hoạt động Logistics (Logistics Performance Index - LPI) của WB trong năm 2012. “Singapore - nằm ở vị trí chiến lược ở trung tâm Đông Nam Á - trung tâm của những tuyến vận chuyển lớn - đã biến thành đầu mối logistics quan trọng cho thương mại thế giới”, theo ông Paul Rasmussen của công ty Zepol.
Singapore là nơi tập trung của các công ty logistics hàng đầu - 20 trong 25 công ty cung cấp dịch vụ logistics đang hoạt động ở đây. Hầu hết những công ty này đều đặt trụ sở chính toàn cầu hoặc cấp vùng ở Singapore, đó là DHL, Kuehne+Nagel, Sankyu, Schenker, Toll, UPS và Yusen Logistics.
Là căn cứ mở rộng của các công ty logistics hàng đầu, hệ thống hạ tầng cơ sở đẳng cấp thế giới, hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu tuyệt vời, nơi đây trở thành đầu mối logistics và quản trị chuỗi cung ứng của các công ty sản xuất hàng đầu như Avaya, Diageo, Dell, Hewlett Packard, Infineon, LVMH, Novartis, ON Semiconductor, Panasonic, và Siemen Medical Instruments.
Sân bay Changi của Singapore là một trong những cảng hàng không lớn nhất châu Á, phục vụ cho hơn 6.100 chuyến bay hàng tuần kết nối 210 thành phố của 60 quốc gia, chuyên chở khoảng 2 triệu tấn hàng hóa. Quốc gia này cũng có một hải cảng bận rộn nhất thế giới và là đầu mối trung chuyển hàng đầu của thế giới, vận chuyển gần 30 triệu TEU vào năm 2011. Công ty vận tải APL vận tải phần lớn hàng hóa từ Singapore, kế tiếp là các công ty OOCL và NYK Line. Singapore được kết nối bởi 200 tuyến vận tải từ 600 cảng của 123 quốc gia, với các chuyến hàng ngày đến các cảng lớn.
Các sản phẩm từ các hãng dược phẩm từ Singapore cũng đã tăng từ quý 3 năm 2012, giống như thời điểm năm 2011. Linh kiện máy tính và bán dẫn cũng là những mặt hàng nằm trong top nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ Singapore.
INDONESIA
Indonesia là nước xuất khẩu đứng thứ 27 trên thế giới vào năm 2010 theo số liệu của WTO. Thị trường xuất khẩu chính của Indonesia là Nhật Bản (17,28%), Singapore (11,29%), Hoa Kỳ (10,81%) và Trung Quốc (7,62%).
Hàng hóa xuất khẩu của quốc gia này là dầu, khí đốt, đồ điện gia dụng, gỗ dán, cao su, hàng dệt may. Những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu sang Hoa Kỳ là đồ trang trí và hàng hóa gia dụng làm từ vải sợi, tiếp theo là hàng hóa làm từ cao su, vải không có len, vải sợi và dệt may. Họ ngược lại nhập khẩu máy óc và thiết bi, nhiên liệu, hóa chất, và thực phẩm. Lượng dầu thô nhập khẩu từ Indonesia vào Mỹ trong vài quý gần đây đang giảm.
Theo ông Rasmussen: “Lượng hàng vào cảng Jakarta đang giảm, trong khi đó 2 cảng khác là semarang và Palembang đang chiếm được thị phần. APL và Maersk Line là hai hãng vận tải đường biển hàng đầu trong việc nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ Indonesia.
Nền kinh tế của quốc gia này, một trong những nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, có sự tham gia của cả từ phía tư nhân và chính phủ đóng những vai trò quan trọng. Công nghiệp góp phần lớn vào nền kinh tế, chiếm khoảng 46,4% GDP. Các ngành dịch vụ xếp tiếp theo với 37,1% và nông nghiệp 16,5%. Quốc gia này có một trữ lượng dồi dào gồm dầu thô, khí đốt tự nhiên, thiếc, đồng và vàng.
Tuy nhiên theo Southeast Asian Economic Outlook 2010, một báo cáo từ Trung tâm Phát triển của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển, hệ thống hạ tầng cơ sở yếu kém đã hạn chế sự hội nhập của quốc gia này vào chuỗi sản xuất và phát triển kinh tế khu vực. “Những vấn đề về giao thông vận tải có thể là nguyên do của các bất cập về đường xá, cầu cảng và các vấn đề về cơ sở hạ tầng khác, cũng với đó là các ch4ng năm gần chính sách yếu kém, thủ tục hải quan phiền phức và quy hoạch kém”.
Chính quyền Indonesia đã có một số động thái để phát triển cơ sở hạ tầng hiệu quả, bao gồm các biện pháp khuyến khích tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cải thiện thủ tục hải quan, và chống tham nhũng.
MALAYSIA
Malaysia là quốc gia Đông Nam Á đứng đầu trong việc nhập khẩu vào Hoa Kỳ, với sự gia tăng đáng kể về xuất khẩu các thiết bị bán dẫn và viễn thông vào Hoa Kỳ trong những năm gần đây.Tuy vậy, trong năm 2012, lượng linh kiện máy tính và máy tính giảm một cách đáng kể. Hầu hết hàng xuất khẩu từ Malaysia đều bắt đầu từ cảng Tanjung Pelepas với các công ty Maersk Line và CMA CGM là những hãng vận tải biển hàng đầu.
Kinh tế toàn cầu bấp bênh và giá hàng hóa thấp chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP của Malaysia trong năm 2013, theo thông tin từ Viện Đào tạo Kế toán của Anh và Wales. Trong năm 2011, GDP đạt 450 tỉ USD - được xếp hạng là nền kinh tế lớn thứ 3 trong khối ASEAN và thứ 29 trên thế giới.
Hệ thống cơ sở hạ tầng là một trong những hệ thống tiên tiến nhất ở châu Á. Xa lộ dài nhất của quốc gia này, đường cao tốc Bắc Nam, kéo dài 550 dặm nối biên giới Thái Lan và Singapore. Hệ thống đường bộ ở miền Đông Malaysia kém phát triển và có chất lượng kém hơn nếu so sánh với hệ thống trên bán đảo Malaysia.
Malaysia điều hàng 118 sân bay, với 38 sân bay được thảm nhựa. Malaysia Airlines là hãng hàng không chính thức cung cấp các dịch vụ chuyên chở quốc tế và quốc nội cùng với 2 hãng hàng không khác. Hệ thống đường sắt do chính phủ quản lý với chiều dài 1.149 dặm. Tuyến Asean Rail Express nối Kualar Lumpur đến Bangkok, và đang có kế hoạch mở rộng từ Singapore đến Trung Quốc.
THÁI LAN
Hàng xuất khẩu của Thái Lan sang thị trường Hoa Kỳ đứng đầu là linh kiện máy tính, kế đó là thiết bị viễn thông và cá. Hầu như tất cả các hàng hóa xuất đi từ Thái Lan đều xuất phát từ Cảng Laem Chabang, và đến cảng Los Angeles. Trong năm 2012 hàng nhập khẩu từ Thái Lan tăng 3% so với năm 2011.
Thái Lan đạt GDP 602 tỷ USD, giúp quốc gia này có một nền kinh tế xếp hạng 2 ở Đông Nam Á sau Indonesia. Thái Lan là một quốc gia giàu có thứ 4 ở Đông Nam Á dựa trên GDP trên đầu người - sau Singapore, Brunei và Malaysia.
VIỆT NAM
VN có lẽ là nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á trong các nền kinh tế mới nổi trước 2025, với tỉ lệ phát triển tiềm năng hàng năm lên tới 10%, theo một dự báo của công ty Pricewaterhouse Coopers. Như vậy sẽ đạt được khoảng 70% kích thước của nền kinh tế Anh quốc trước 2050.
Hàng thêu, dệt may, và đồ nội thất là những sản phẩm hàng đầu được xuất khẩu từ VN vào Hoa Kỳ. “Cho đến thời điểm này trong năm, lượng hàng nhập khẩu từ VN đã tăng 15% so với năm 2011, biến trở thành một quốc gia cung cấp nhiều mặt hàng cho Hoa Kỳ”, theo ông Rasmussen.
Phần lớn hàng hóa đều xuất phát từ cảng Vũng Tau và đến cảng Los angeles. Các nhà vận tải lớn như Maersk Line, Mitsui, và Hajin có thị phần lớn trong việc vận tải hàng xuất khẩu.
Justin Brown